Nứt hậu môn (nứt kẽ hậu môn) là một trong những căn bệnh về hậu môn phổ biến, bệnh nứt kẽ hậu môn rất dễ nhận biết. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về bệnh, vì thế rất nhiều người không đi khám dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy nứt hậu môn là gì? Nứt hậu môn có phải do quan hệ tình dục hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về căn bệnh này.
Bệnh nứt hậu môn là gì?
Nứt hậu môn là hiện tượng niêm mạc ở hậu môn có những vết rách nhỏ theo chiều dọc hậu môn, các vết rách này có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào từng các kích thích đến hậu môn là nặng hay nhẹ.
Bệnh nứt hậu môn thường xảy ra ở trẻ em do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu khi phải làm việc vượt quá khả năng thì sẽ dễ gây ra bệnh nứt hậu môn.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
- Do táo bón: Người bị bệnh táo bón khi đi vệ sinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều rặn nhiều bệnh trĩ, gây bệnh nứt hậu môn.
- Do dị vật: Các dị vật như xương cứng, các loại hạt có cạnh sắc khi nuốt phải chúng thì sẽ không tiêu hóa được thải ra bên ngoài cơ thể qua đường hậu môn, khi đi qua hậu môn sẽ làm tổn thương hậu môn gây nứt hậu môn.
- Do sự xâm nhập của các vi khuẩn để gây viêm nhiễm hậu môn đẫn đến chức năng của hậu môn bị giảm sút đáng và kể dễ bị tổn thương, đặc biệt là bệnh nứt hậu môn.
- Do việc ăn uống không khoa học và ăn nhiều đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa.
- Do chính người bệnh quan hệ tình dục bằng hậu môn quá thô bạo dễ bị tổn thương.
- Do thói quen sinh hoạt hàng ngày lười vận động và ngồi một chỗ quá lâu vì tính chất công việc.
Nứt hậu môn có nguy hiểm không?
Nứt hậu môn tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác khiến bạn gặp nhiều khó chịu, phiền toái:
- Nứt hậu môn là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, viêm đường ruột,…
- Bệnh nứt hậu môn khiến người bệnh đại tiện khó khăn luôn cảm thấy bị đau nhức, khi đi tiểu nước tiểu dính vào rất xót, khi đi đứng hay ngồi quá lâu đều cảm thấy đau.
- Khi vết rách lớn, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi do bị thiếu máu, đau đầu, đau ở vùng bụng, xương chậu,…
- Quan hệ tình dục trở nên khó khăn, mất đi sự khoái cảm vì đau nhức.
- Người bệnh cảm thấy lo lắng, căng thẳng, khó chịu gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Phòng tránh bệnh nứt hậu môn như thế nào?
Bệnh nứt hậu môn nếu nhẹ thì có thể tự điều trị được bằng cách ăn uống hợp lý và tránh tác động mạnh lên hậu môn. Tuy nhiên nứt hậu môn cũng dễ bị tái phát nếu không biết cách chăm sóc bản thân phòng chống bệnh hiệu quả. Nếu bị nặng thì bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời không để cho bệnh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác.
Những cách phòng tránh bệnh nứt hậu môn hiệu quả và nhanh chóng:
- Uống thật nhiều nước, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất sơ như rau cải, rau muống, mồng tơi, khoai lang, bí đỏ,… tránh ăn thức ăn cứng như xương gà, xương lợn, ổi xanh,…
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là hậu môn sau khi đại tiện xong tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây ra các triệu chứng viêm nhiễm không đáng có.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt,… không ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.
- Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, không dùng đồ chơi tình dục đưa vào hậu môn vì dễ gây tổn thương đến hậu môn.
Đa phần người bị bệnh nứt hậu môn thường xem nhẹ không chịu đi khám, nhưng lại không biết cách chăm sóc cho chính mình để bệnh nhanh chóng khỏi vì vậy mà bệnh nặng hơn, có bệnh nhân phải nhập viện vì mất nhiều máu, buồn nôn và sốt cao sẽ rất nguy hiểm.
0 nhận xét