Open top menu
Hiển thị các bài đăng có nhãn suc-khoe-thai-san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suc-khoe-thai-san. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018
Cách tính chu kì kinh nguyệt ở nữ giới


Trong các cách tránh thai tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe, cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới để quan hệ là biện pháp khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Nhưng phải tính thế nào để đạt hiệu quả cao nhất cũng như những lưu ý khi dùng phương pháp này thì không phải chị em nào cũng biết.


Cách tính chu kì kinh nguyệt ở nữ giới


Cách tính chu kì kinh nguyệt hay còn gọi là cách tính ngày rụng trứng nhằm phòng tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn,thực chất là một là phương pháp giúp nữ giới tính toán chính xác thời gian xuất hiện của các giai đoạn trong một chu kì.

Cách tính chu kì kinh nguyệt ở nữ giới
Cách tính chu kì kinh nguyệt ở nữ giới


Thông qua đó sẽ lựa chọn được một giai đoạn hết sức an toàn mà việc quan hệ không có khả năng xảy ra tình trạng thụ thai, hoặc nếu có thì cũng rất thấp. Tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày kinh nguyệt này được cho là có hiệu quả khá cao với những người phụ nữ có chu kỳ đều đặn.

Ngoài ra, cách này còn mang đến cho cả hai cảm giác quan hệ tình dục chân thật hơn nhiều so với việc phải sử dụng bao cao su hay nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không lường trước được của thuốc tránh thai. 

Cách tính chu kì kinh nguyệt thường có 3 giai đoạn


Thông thường, một chu kì kinh nguyệt đều đặn của nữ giới khỏe mạnh có vòng kinh trong khoảng 28 - 32 ngày, như vậy ngày rụng trứng (ngày phóng noãn) sẽ rơi vào giữa tháng, nghĩa là từ ngày thứ 14 - 15 của chu kì.

Tính trên ngày rụng trứng, chu kì kinh nguyệt thường được phân thành 3 thời điểm khác nhau tương ứng với khả năng thụ thai và tránh thai, bao gồm thời điểm an toàn tương đối, nguy hiểm và an toàn tuyệt đối.


Dưới đây là những thông tin hướng dẫn cho các chị em về 3 thời điểm cần biết trong cách tính chu kì kinh nguyệt:


1. Thời điểm an toàn tương đối


Thời điểm an toàn tương đối được tính từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9 của kì kinh nguyệt. Nếu quan hệ trong khoảng thời gian này thì nguy cơ mang thai ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra nhưng khả năng không cao lắm.

Vì lúc này trứng sắp rụng, mà tinh trùng của nam giới lại có thể sống trong cơ thể nữ giới từ 2 - 3 ngày, nên nếu rụng trứng sớm thì vẫn có thể thụ thai. Lẽ đó mà tránh thai trong thời điểm này chỉ mang tính tương đối, nếu không đảm bảo an toàn thì các chị em không nên quan hệ.

2. Thời điểm nguy hiểm


Ngày rụng trứng thường là ngày giữa của chu kì kinh, và thời điểm nguy hiểm sẽ được tính từ ngày này cộng, trừ thêm 5 ngày trước và sau.

Thời điểm trứng bắt đầu rụng chính là thời điểm dễ thụ thai nhất, vì vậy mà nếu các cặp đôi làm “chuyện ấy” trong những ngày này nhưng không sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thì khả năng thụ thai là rất cao, đến 90%.

Tình trạng mang thai ngoài ý muốn nếu xảy ra ở nữ giới còn trẻ tuổi, nhận thức chưa cao thì nguy cơ dẫn đến các hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cuộc đời là vô cùng lớn. Nên các chị em phải biết cách tính chu kì kinh nguyệt thật chính xác.

cách tính ngày rụng trứng
Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất


3. Thời điểm an toàn tuyệt đối


Từ ngày thứ 20 trong kì kinh nguyệt cũ đến ngày đầu tiên của kì kinh mới là thời điểm an toàn tuyệt đối. Bởi thời điểm này trứng vừa mới rụng và đang phân hủy để chuẩn bị cho chu kì sắp tới, nên sẽ không dẫn tới việc thụ thai.

 
Chị em có thể quan hệ không phải lo lắng trong thời điểm an toàn tuyệt đối


Thế nhưng trên thực tế, có một vài trường hợp ngoại lệ do trứng đôi rụng nhưng không cùng thời điểm khiến bạn gái mang thai ngoài ý muốn.

Có thể thấy, cách tính chu kì kinh nguyệt nữ giới là một biện pháp tránh thai tự nhiên, đơn giản và dễ thực hiện mà không cần áp dụng bất cứ một phương pháp nào, không tốn kém hay hạn chế thời gian, không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản nữ giới nên có thể áp dụng lâu dài.



Read more
Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017
no image

Hiện nay, không ít người thắc mắc và đặt ra câu hỏi viêm vòi trứng có thai được không? Bởi đây là căn bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới và ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của họ. Vì vậy, để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này chúng ta hãy cùng trao đổi với các bác sĩ để hiểu rõ hơn.


Bệnh viêm ống dẫn trứng là gì?


Cơ quan sinh sản của người phụ nữ bao gồm tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Khi cơ quan gặp vấn đề về viêm nhiễm dấn đến viêm ống dẫn trứng thì chức năng sinh con cũng như thụ thai của chị em sẽ suy giảm nhiều.  


Vòi trứng là một đường ống nhỏ hẹp cỡ chiếc đũa, một đầu nối với buồng trứng, đầu còn lại nối tiếp với buồng tử cung. Ở phụ nữ do cấu tạo có 2 bên buồng trứng nên dĩ nhiên sẽ có 2 vòi trứng.

Khi vòi trứng bị viêm đồng nghĩa với việc vòi trứng có thể bị tắc hoặc có sẹo kèm theo dịch mủ là cản trở cho quá trình di chuyển của trứng làm tổ tại buồng trứng.

Giai đoạn đầu khi mắc bệnh thường rất khó phát hiện và dường như bệnh không có dấu hiệu gì rõ ràng. Đến khi bước vào giai đoạn mãn tính thì sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: khí hư ra nhiều có mùi hôi, đau bụng dưới và rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, viêm vùng chậu hoặc viêm phần phụ.

Chị em còn phải đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cao nếu không được điều trị kịp thời khi bệnh biến chứng thành viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng.

Các chuyên gia nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp thông tắc vòi trứng kịp thời.


Viêm vòi trứng có thai được không?



Câu trả lời của vấn đề này là tùy thuộc vào tình trạng bệnh của đang diễn ra ở mức độ nào. Bởi do cấu tạo đặc biệt của ống dẫn trứng nối với buồng trứng và tử cung. Do vậy, một khi bị viêm nhiễm thì có 2 trường hợp xảy ra là viêm ống dẫn trứng và viêm cả vòi trứng và tử cung.

Viêm ống dẫn trứng: sẽ chứa dịch mủ tại khu vực này, dẫn đến tắc vòi trứng, kết dính ống dẫn trứng, gây bất lợi khiến trứng và tinh trùng không gặp được nhau nên không thể thụ tinh được.  
Viêm cả vòi trứng và buồng trứng: khả năng thụ thai rất thấp, khiến cho tinh trùng hoạt động kém, đường đi của tinh trùng gặp khó khăn và không thể tiếp cận được với trứng.

Một số trường hợp đặc biệt, viêm vòi trứng nữ giới vẫn có con được nhưng đứa trẻ khi sinh ra không thể phát triển bình thường. Trẻ có thể bị khuyết tật bẩm sinh, thậm chí sinh thiếu tháng, sảy thai hoặc chết lưu trong bụng mẹ. 

Để phòng ngừa và điều trị bệnh bạn có thể đến phòng khám phụ khoa Bên cạnh, đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu có chuyên môn về phụ khoa, vô sinh, hiếm muộn.

Phương pháp điều trị bệnh viêm vòi trứng nữ giới bằng công nghệ dao Leep với nhiều ưu điểm như điều trị từ sâu bên trong tổn thương, phá vỡ ổ viêm mà không để lại sẹo, thời gian tiểu phẫu nhanh mà vẫn hiệu quả, an toàn.

Read more
Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017
Giai đoạn nào phá thai an toàn nhất


Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em buộc phải tiến hành phá thai. Thế nhưng giai đoạn nào phá thai an toàn nhất luôn là thắc mắc của chị em có ý định đình chỉ thai kỳ để đảm bảo an toàn và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của chị em. Dưới đây sẽ là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp để chị em biết rõ hơn về vấn đề trên.


Giai đoạn nào phá thai an toàn nhất


Việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai nghén sẽ gây ra những tác động nhất định đến sức khỏe của thai phụ. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu, lựa chọn phương pháp, phòng khám có chất lượng thai phụ cũng nên biết về việc xác định thời điểm phá thai thích hợp cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho thai phụ khi phải quyết định thực hiện thủ thuật đình chỉ thai kỳ.

Giai đoạn nào phá thai an toàn nhất
Giai đoạn nào phá thai an toàn nhất


Phá thai quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến thai phụ dễ gặp các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa bệnh viện Từ Dũ thì thời điểm phá thai an toàn nhất sẽ tùy thuộc vào tình trạng của thai nhi và sức khỏe của thai phụ nhưng thời gian an toàn sẽ là khi thai từ 5 – 10 tuần.

Do trong trường hợp thai dưới 4 tuần tuổi, thai chưa vào buồng tử cung thì chưa thể xác định chính xác về tình trạng của thai nên không thể thực hiện phá thai ở thời điểm đó trước đó. Một số trường hợp mang thai 4 tuần tuổi, thai đã vào tử cung nhưng kích thước còn quá nhỏ, độ bám dính của thai vào thành tử cung chưa chắc thì cần lựa chọn biện pháp đình chỉ thai kỳ tối ưu nhất để ngăn chặn nguy cơ sót thai.

Mang thai trong thời gian từ 5 – 12 tuần, việc phá bỏ thai sẽ an toàn hơn. Có thể áp dụng biện pháp đình chỉ thai kỳ nội khoa, sử dụng thuốc tại cơ sở y tế cho trường hợp thai từ 4 – 7 tuần tuổi. Hoặc thai phụ cũng có thể lựa chọn các biện pháp phá thai ngoại khoa an toàn hơn như nạo hút thai, phá thai không đau bằng thiết bị siêu dẫn,…


Tuổi của bào thai càng lớn thì mối liên hệ với người mẹ càng chặt chẽ càng tăng cao nguy cơ rủi ro và biến chứng sẽ càng cao, nhất là thai từ 15 tuần tuổi trở đi. Việc áp dụng các biện pháp phá thai hiện đại lúc này cũng khó đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho thai phụ. Do đó, thai phụ không nên để thai quá lớn mới quyết định đình chỉ thai kỳ.

Read more
Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017
Khi nào nên thực hiện phá thai an toàn?


Do xu hướng sống phóng khoáng và sự thiếu hiểu biết về đời sống tình dục mà tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn tăng rất cao ở Việt Nam hiện nay. Nhiều trường hợp phá thai do không xác định đúng kích thước và tuổi thai nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả tính mạng của người mẹ. Vậy, khi nào nên thực hiện phá thai an toàn?

Các trường hợp phá thai đảm bảo an toàn

Phá thai là trường hợp đình chỉ sự phát triển của thai kỳ thông qua các công cụ bổ trợ, dùng thuốc hoặc dùng các dụng cụ y tế khác nhằm đình chỉ sự phát triển của thai kỳ.

áp dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Khi nào nên thực hiện phá thai an toàn?


Việc phá thai dù có bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai phụ.

Thời điểm phá thai an toàn thường phụ thuộc vào tình trạng của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.

*Khi thai nhi dưới 7 tuần tuổi, đây là thời kỳ thai nhi mới hình thành phôi thai, sự liên kết, găn bó với thai phụ chưa chắc chắn. Nên đây là thời điểm phá thai an toàn nhất.

Việc phá thai ở giai đoạn này sẽ áp dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) để làm co bóp tử cung, bóc tách sự liên kết giữa thai nhi và thai phụ đồng thời nhanh chóng đưa thai nhi ra ngoài.

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp này, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về uống mà phải thực hiện việ uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của thai phụ.

*Thai nhi từ tuần thứ 7 đến tuần 13, kích thước của thai nhi đã dần lớn lên. Do đó, việc sử dụng thuốc sẽ có những nguy hiểm đáng kể cho cả thai phụ và thai nhi. Đây cũng là thời kỳ phá thai an toàn bởi sự bổ trợ của dụng cụ y tế như hút thai sẽ giúp cho quá trình đình chỉ thai kỳ diễn ra thuận lợi hơn.

*Khi thai nhi từ tuần thứ 14 trở lên thì việc phá thai sẽ có nguy cơ rủi ro cao, nhiều tai biến. Do kích thước của thai nhi đã lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai phụ cũng như phòng tránh các tai biến nguy hiểm, thì khi đã phát hiện có thai và quyết định từ bỏ thì nên tiến hành để đảm bảo an toàn.

Các trường hợp nên phá thai an toàn cho chị em
Các trường hợp nên phá thai an toàn

Đó là các trường hợp nên phá thai an toàn mà thai phụ nên biết để có thể chủ động hơn trong việc đình chỉ sự phát triển của thai kỳ.

Lời khuyên của bác sĩ:

Trước khi tiến hành phá thai, thai phụ nên đến các trung tâm y tế thăm khám để xác định tuổi thai và kích thước thai nhi. Từ kết quả chuẩn đoán, siêu âm các bác sĩ sẽ tiến hành phác đồ phá thai thích hợp nhất.

Thai phụ cần giữ tâm thế thoải mái, thư giãn, đừng vì quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Không nên tiến hành phá thai tại các cơ sở kém chất lượng. Vì có thể sẽ xảy ra tai biến hoặc có trường hợp bác sĩ cẩu thả để quên dụng cụ phá thai trong bụng thai phụ gây nguy hiểm cho phần tử cung và các vùng lân cận.



Read more
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
Phụ nữ bị động kinh có con được không?



Thiên chức làm mẹ luôn là điều vô cùng thiêng liêng với mọi phụ nữ. Tuy nhiên, một trong những băn khoăn rằng phụ nữ bị động kinh có con được không? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin cụ thể về vấn đề này để mọi người có thể biết cụ thể hơn.



Phụ nữ bị động kinh có con được không?


Những phụ nữ bị bệnh động kinh có thể mang thai và sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thai nghén cần phải được theo dõi cẩn thận và dùng thuốc thích hợp, vì phụ nữ bị bệnh động kinh trong khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bào thai.

Phụ nữ bị động kinh có mang thai được không?
Phụ nữ bị động kinh có con được không?



Đối với mẹ, do việc mang thai nên quá trình dùng thuốc để trị bệnh cũng hạn chế và có tính lựa chọn nên kiểm soát bệnh tật không hiệu quả so với việc tuân thủ phác đồ uống thuốc điều trị bệnh đông kinh thông thường.


Đối thai nhi, do mẹ mắc bệnh động kinh nên nguy cơ bị sảy thai, đẻ non cao hơn do những chấn thương vùng bụng trong những cơn động kinh và gia tăng tỷ lệ thai chết lưu.


Mặt khác, nếu trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh động kinh có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ và di truyền bệnh động kinh nên trẻ sẽ có các cơn co giật giống động kinh ở tỷ lệ cao. Vì vậy, với phụ nữa mắc bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp trước khi mang thai để giảm thiểu rủi ro.


Lưu ý cho người bị động kinh khi mang thai


Trong trường hợp phụ nữ bị bệnh động kinh muốn mang thai hoặc có thai ngoài ý muốn thì cần lưu ý những vẫn đề sau:


Tự chăm sóc bản thân: Cần đi khám bác sĩ thần kinh trước lúc mang thai và khi đã có thai nhằm kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc cần thiết khi thai nhi lớn dần. Những  phụ nữ bị động kinh trước và trong khi mang thai cần chú ý bổ sung đầy đủ acid follic và các vitamin. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ bảo đảm cho thai phụ lên cân đúng mức vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi.


Việc mang thai ở phụ nữ động kinh luôn tiềm ẩn nguy hiểm 



Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…Bên cạnh đó, cần tránh tiếp xúc với các môi trường hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn và dung dịch lau nhà bếp…


Giảm stress: Trong khi đang mang thai, người mẹ không nên căng thẳng (stress). Nghỉ ngơi và ngủ nhiều, đồng thời tham gia các bài tập thể dục như đi bộ mỗi ngày. Nếu vẫn gặp tình trạng căn thẳng thì nên đến bác sĩ để được tư vấn thêm về các kỹ thuật thư giãn.


Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Luôn uống thuốc như bác sĩ hướng dẫn và báo lại những cơn co giật cho bác sĩ để tiến hành các đo đạc giảm thiểu co giật.


Trước ngày sinh nở: Trong giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ cần thường xuyên đến bệnh viện để được theo dõi và can thiệp kịp thời trường hợp thai phụ có những dấu hiệu xấu về sức khỏe.


Ngoài ra, vào tháng cuối cùng khi mang thai, với những người mẹ bị động kinh cần dùng thêm vitamin K. Vì một số loại thuốc chống động kinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng trong não khi sinh.


Việc mang thai ở phụ nữ đông kinh luôn tiềm ẩn nguy hiểm nên cần có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ để việc mang thai đảm bảo an toàn cho cả người mẹ và thai nhi.
Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. 

Read more