Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh dễ gặp với những người trong độ tuổi từ 30 – 50, đặc biệt là với nam giới. Bệnh gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh. Dưới đây sẽ là những chia sẻ về vấn đề triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc.
1. Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa
Những nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa là do:
Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa |
- Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài: Trường hợp
này thường xảy ra ở dân văn phòng, tài xế hay học sinh, sinh viên,... thường
xuyên phải ngồi nhiều giờ liền, nhưng không đúng tư thế.
- Mắc bệnh cột sống: trường hợp này xảy ra ở người
trung niên và cao tuổi do tình trạng loãng xương, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống
gây ra.
- Chấn thương trong quá trình làm việc: Có thể là do
làm việc nặng quá sức hoặc chịu áp lực nặng trên lưng trong thời gian dài dẫn đến
thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau thần kinh
tọa.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như viêm đốt sống,
viêm cột sống dính khớp,...
2. Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa triệu chứng chủ yếu là đau:
Dấu hiệu đau thần kinh tọa |
- Vị trí đau: đau lan theo đường đi của dây thần
kinh, đau vùng mông. Nếu tổn thương rễ L5, thường cơn đau lan xuống phía mặt
sau ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, qua trước mắt cá ngoài rồi tới mu bàn
chân, ngón chân cái. Tổn thương rễ S1, cơn đau lan xuống mặt sau của đùi, mặt
sau cẳng chân, lan về phía gân gót, tới mắt cá ngoài, đến ở gan chân hoặc bờ
ngoài gan chân, về phía các ngón chân út.
- Tính chất đau: Đau nhiều khi vận động, giảm đau khi
nghỉ ngơi (với các nguyên nhân do chèn ép dây thần kinh). Nếu do viêm thường đau
nhiều về đêm.
- Cường độ
đau: Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau do
thoát vị đĩa đệm thường cơn đau sẽ rất dữ dội.
- Rối loạn cảm
giác: Một số trường hợp có giảm giác chi dưới, dị cảm bị tê bì, kiến bò, kim
châm.
- Hạn chế vận
động các động tác của lưng và chân do đau: Không đi được bằng gót chân (trong
trường hợp tổn thương rễ L5), không đi được bằng mũi chân (nếu tổn thương rễ
S1).
-Tư thế giảm
đau: Bệnh nhân nằm hay ngồi co chân lại sẽ thấy đỡ đau.
- Teo cơ: Nếu
bệnh nặng hoặc lâu ngày, bệnh nhân có thể bị teo nhóm cơ trước ngoài cẳng chân,
các cơ mu chân (tổn thương rễ L5); teo cơ bắp chân, cơ gan bàn chân (tổn thương
rễ S1).
Để đảm bảo sức khỏe thi ngay khi có những dấu hiệu
đau thần kinh tọa thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn
và thăm khám, người bệnh cũng không nên chủ quan với bệnh để bệnh kéo dài sẽ
khiến cơn đau ngày một nặng hơn.
Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ cung cấp
cho bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề triệu chứng của bệnh đau thần
kinh tọa.