Cách tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
Hiện nay, thì việc phục hồi bằng việc vật lý trị liệu
là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân tiến hành thực hiện để phục
hồi sức khỏe. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số bài tập vậy lý trị liệu cho
người bị tai biến.
*** Cách tập vật lý trị liệu cho người bị tai
biến
Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
Bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc
vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau. Người tập hướng dẫn
bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang
bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
Nguyên nhân gây ra tai biến cho con người |
Sau đó từ từ
duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân
bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ
mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ
thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang
chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân
phiên như vậy.
Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
Người tập hướng
dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách
nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển
trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
Việc phục hồi bằng việc vật lý trị liệu |
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở
phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối
bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt
(không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
Hoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay
vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm
,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp
háng bên liệt.
Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng
hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 - 20 cm, trọng
lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân
trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ
trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt
của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.
Tiếp đến lấy
chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để
toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh
nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song...) để bệnh nhân
có thể vịn đỡ khi cần thiết.
Tập
đứng thăng bằng
Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng
cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng
về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt
và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và
vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
Việc tập vật lý trí liệu sẽ giúp cho quá trình phục
hồi sức khỏe một cách nhanh chóng để hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, cần lựa chọn
một trung tâm vật lý trị liệu uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm
bảo việc trị liệu hiệu quả, an toàn.